Bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2, là nguyên nhân nhiều nhất gây mù lòa, chạy thận nhân tạo và đoạn chi ở bệnh nhân trên toàn thế giới. Song song đó, các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ do đái tháo đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
Định nghĩa
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là gì?
Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.
Phân loại
Bạn bị đái tháo đường (tiểu đường) loại nào?
Bệnh tiểu đường có ba loại chính, đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1, là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết.
Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng sẽ xuất hiện rất sớm và ở độ tuổi khá trẻ, thường là ở trẻ nhỏ hay tuổi vị thành niên.
Chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 1. Các bác sĩ cho rằng bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể là do nguyên nhân kết hợp của di truyền và các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, bạn có thể có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường tuýp 1 nếu:
- Mẹ hoặc anh chị em bị bệnh tiểu đường tuýp 1.
- Tiếp xúc với một số virus gây bệnh.
- Sự hiện diện của kháng thể bệnh tiểu đường.
- Thiếu vitamin D, sớm sử dụng sữa bò hoặc sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò, và ăn các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi. Mặc dù chúng không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1, nhưng cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Các nước như Phần Lan và Thụy Điển, có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 khá cao.
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2, còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM), là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90% đến 95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao, hiện nay ngày càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi. Bạn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn hoàn toàn không biết.
Khi mắc tiểu đường tuýp 2, các tế bào của bạn trở nên đề kháng với insulin, và tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin để vượt qua sự đề kháng này. Thay vì di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng, đường sẽ tích tụ lại trong máu của bạn.
Không xác định được chính xác lý do tại sao, tuy nhiên các bác sĩ tin rằng yếu tố di truyền và môi trường có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân là yếu tố nguy cơ chủ yếu cho sự phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải tất cả những người bị tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.
Các loại khác
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không được điều trị. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi chuyển dạ.
Các loại tiểu đường khác thì ít gặp hơn, nguyên nhân có thể đến từ hội chứng di truyền, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc khi mắc các bệnh khác.
Đái tháo nhạt, mặc dù có tên gần giống với các loại trên, đây lại là một trường hợp bệnh khác gây ra do thận mất khả năng trữ nước. Tình trạng này là rất hiếm và có thể điều trị.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là gì?
Để biết được tại sao mình bị bệnh, đầu tiên bạn phải hiểu được quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.
Trao đổi glucose
Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt não bộ. Glucose có trong thực phẩm bạn ăn và được dự trữ trong gan (tạo thành glycogen). Trong trường hợp bạn biếng ăn dẫn đến lượng glucose trong máu quá thấp, gan của bạn sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose và cân bằng lại lượng đường trong máu. Máu hấp thụ glucose và cung cấp cho các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, các tế bào này không thể sử dụng nguồn “nhiên liệu” này một cách trực tiếp, mà phải có sự hỗ trợ của hormone insulin (được sản xuất bởi tuyến tụy). Sự có mặt của insulin cho phép glucose được hấp thu vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết của bạn đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin.
Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1
Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 không rõ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 được cho là do tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường gây ra, mặc dù các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 được cho là do tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường gây ra, mặc dù các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường
Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu.
Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, mặc dù nhiều người tin rằng yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân có liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải ai mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.
Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, mặc dù nhiều người tin rằng yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân có liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải ai mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ
Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn.
Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lưỡng đường vẩn chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Triệu chứng
Các triệu chứng của đái tháo đường (tiểu đường) là gì?
Các triệu chứng bệnh tiểu đường bao gồm:
- Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều;
- Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều;
- Sụt cân không rõ nguyên nhân;
- Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.
Bạn có thể có hoặc không có các triệu chứng bệnh tiểu đường khác, như:
- Buồn nôn hoặc nôn mửa;
- Mờ mắt;
- Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ;
- Nhiễm nấm men hoặc nấm candida;
- Khô miệng;
- Chậm lành vết loét hoặc vết cắt;
- Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra hoặc gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tiểu đường đã đề cập ở trên.
Ngoài ra, bạn cần phải gọi cấp cứu ngay nếu bạn:
- Có cảm giác buồn nôn và yếu tay chân;
- Cảm thấy khát nhiều hoặc đi tiểu thường xuyên kèm với đau vùng bụng;
- Thở gấp hơn.
Biến chứng
Các biến chứng bệnh tiểu đường là gì?
Biến chứng bệnh tiểu đường thường phát triển dần dần. Bạn mắc bệnh tiểu đường càng lâu và lượng đường trong máu càng ít kiểm soát, bạn càng có nguy cơ mắc biến chứng cao. Cuối cùng, biến chứng tiểu đường có thể không điều trị được hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Bệnh tim mạch. Bệnh tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch khác, bao gồm bệnh động mạch vành kèm đau ngực (đau thắt ngực), đau tim, đột quỵ và hẹp động mạch (xơ vữa động mạch). Nếu bị tiểu đường, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.
- Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh). Mức đường dư có thể làm tổn thương các thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở chân. Điều này có thể gây ngứa, tê, rát hoặc đau thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan rộng lên trên. Nếu không được điều trị, bạn có thể mất cảm giác hoàn toàn ở chân tay bị ảnh hưởng. Thiệt hại cho các dây thần kinh liên quan đến tiêu hóa có thể gây ra vấn đề với buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, bệnh có thể dẫn đến rối loạn cương dương.
- Tổn thương thận (bệnh thận). Thận chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ (tiểu cầu) để lọc chất thải ra khỏi máu của bạn. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc tinh tế này. Tổn thương thận nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, cần phải chạy thận hoặc ghép thận.
- Tổn thương mắt (bệnh võng mạc). Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), có khả năng dẫn đến mù lòa. Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng thị lực nghiêm trọng khác, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và bệnh tăng nhãn áp.
- Tổn thương chân. Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu thông máu kém đến chân làm tăng nguy cơ mắc biến chứng chân khác nhau. Nếu không được điều trị, vết cắt và mụn nước có thể phát triển thành nhiễm trùng nghiêm trọng, thường rất khó lành và có thể phải đoạn chi.
- Các tình trạng da. Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ bị các vấn đề về da hơn, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
- Khiếm thính. Các vấn đề thính giác thường gặp hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường.
- Bệnh Alzheimer. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn càng kém thì nguy cơ mắc biến chứng bệnh tiểu đường càng lớn.
Biến chứng tiểu đường thai kỳ
Hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ đều sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, lượng đường trong máu không được điều trị hoặc không kiểm soát được có thể gây ra vấn đề cho bạn và con.
Các biến chứng tiểu đường ở trẻ bao gồm:
- Thai nhi phát triển hơn so với tuổi. Lượng đường dư trong cơ thể người mẹ có thể đi qua nhau thai, làm cho tuyến tụy của bé phát triển thêm insulin. Điều này có thể làm cho thai nhi phát triển lớn hơn so với tuổi và bạn phải sinh mổ.
- Lượng đường trong máu thấp. Đôi khi, trẻ sẽ có lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh vì quá trình sản xuất insulin của trẻ cao. Tuy nhiên, chỉ cần cho trẻ bú và tiêm truyền glucose, mức đường huyết trong trẻ sẽ bình thường.
- Bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2 khi trẻ lớn lên.
- Tử vong. Bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến trẻ tử vong ngay trước hoặc sau khi sinh.
Các biến chứng bệnh tiểu đường ở người mẹ gồm:
- Tiền sản giật. Tình trạng này đặc trưng bởi huyết áp cao, dư protein trong nước tiểu, sưng ở chân và bàn chân. Tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng cho cả mẹ và con.
- Tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo. Một khi đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong một lần mang thai, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn với lần mang thai tiếp theo. Bạn cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường – điển hình là bệnh tiểu đường loại 2 – khi bạn già đi.
Điều trị
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tiểu đường?
Đối với đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2, bạn sẽ cần đến một chế độ ăn uống đặc biệt để kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn nên ăn nhẹ vào cùng một thời điểm cố định mỗi ngày.
Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên bằng dụng cụ đo đường huyết tại nhà và cẩn trọng với các dấu hiệu cho thấy mức độ đường trong máu quá thấp hoặc quá cao. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn tiêm insulin, do đó bạn có thể tự tiêm ở nhà, thường là hai hoặc ba lần mỗi ngày.
Bác sĩ sẽ giới thiệu các bài tập thể dục để giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.
Bạn cũng cần kiểm tra bàn chân và mắt thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Tuy bệnh tiểu đường tuýp 1 không thể chữa khỏi, nhưng bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể cải thiện nếu bạn thay đổi lối sống.
Đái tháo đường chẩn đoán không khó nhưng điều trị bệnh hết sức khó khăn. Ước tính chỉ khoảng 30% bệnh nhân đái tháo đường đạt được mục tiêu điều trị và kiểm soát tốt đường huyết. Việc điều trị bệnh thường khó khăn vì hơn 50% khả năng chữa bệnh thành công phụ thuộc vào chế độ ăn của bệnh nhân. Mắc bệnh đái tháo đường đồng nghĩa với việc ăn uống ít bột đường suốt đời. Chế độ ăn này khác nhau tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân và cần được bác sĩ tư vấn. Do đó, tuy có nhiều thuốc chữa đái tháo đường nhưng bí quyết kiểm soát bệnh thành công và ngăn ngừa biến chứng hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết và tuân thủ điều trị của bạn.
Các bài thuốc chữa tiểu đường hiệu quả
1. Chữa tiểu đường bằng quả khế
Không chỉ được dùng để nấu canh chua, ăn kèm rau sống,… quả khế còn có rất nhiều tác dụng điều trị bệnh vô cùng hiệu quả. Trong đó, quả khế còn có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, giúp cân bằng lượng đường huyết trong máu rất tốt.
Tưởng chừng khế chỉ là loại quả thông thường nhưng với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Nhưng đây chính là loại thần dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Người bệnh sẽ cảm thấy khỏe mạnh và thoải mái hơn nếu áp dụng cách uống nước khế.
Cách thực hiện:
- Lấy quả khế phơi khô trong bóng râm, đem thái thành lát mỏng.
- Mỗi ngày, các bạn lấy khoảng một cốc cho vào nồi rồi đổ nước vào nấu cho tới khi còn lại một nửa thì dùng để uống.
- Nên áp dụng cách chữa tiểu đường này thường xuyên sau 3 tháng sẽ có tác dụng làm giảm lượng đường huyết trong máu đến mức ổn định.
2. Chữa tiểu đường bằng thân cây chuối tiêu
Theo Đông Y, cây chuối tiêu chứa nhiều thành phần rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Nhất là chuối tiêu có thể kiểm soát lượng đường huyết trong máu, giúp người bệnh có thể an tâm hơn trong việc điều trị.
Nếu bệnh nhân uống nước từ thân cây chuối tiêu liên tiếp trong vòng 1 tháng, sẽ nhanh chóng giảm được triệu chứng bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, theo chia sẻ của một số người dùng, nước thân cây chuối tiêu có thể giúp đường huyết ở mức ổn định và không gây tăng đường huyết nếu áp dụng đúng cách và thực hiện đều đặn.
Cách thực hiện:
- Vào mỗi buổi sáng, bạn lấy dao chặt một cây chuối tiêu, khoét bỏ một khúc lõi bên trong thân dài khoảng 10cm.
- Sau đó, dùng bao ni lông sạch bịt kín chỗ bị cắt cho khỏi bụi và đợi sau khoảng 30 phút cho nước trong cây chuối chảy ra rồi dùng để uống.
- Mỗi ngày, người bệnh uống khoảng 2 phần chén nước cây chuối và chỉ cần uống liên tiếp trong 3 ngày sẽ có hiệu quả.
- Khi đó, nếu đo lượng đường huyết sẽ thấy có dấu hiệu giảm xuống so với ban đầu. Tiếp tục uống trong vòng 1 tuần thì lượng đường trong máu sẽ được ổn định.
3. Chữa tiểu đường bằng hạt quả vải
Dùng hạt quả vải cũng là một trong những cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian được áp dụng phổ biến từ xa xưa. Theo Đông y, hạt vải có vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, chữa tiêu chảy, đau răng, đau tinh hoàn và tiểu đường tuýp 2,…
Vì quả vải chỉ xuất hiện theo mùa duy nhất trong năm nên người bệnh tiểu đường có thể chuẩn bị sẵn loại vải đã được sấy khô. Đây là cách giúp người bệnh có thể dễ dàng áp dụng cách điều trị này tốt nhất.
Cách thực hiện:
- Đem hạt vải sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày 3 lần.
- Mỗi lần, bạn dùng khoảng 10g pha với nước để uống giúp làm giảm lượng đường trong máu rất tốt.
- Bài thuốc dùng tốt nhất cho các trường hợp người bệnh tiểu đường type 2 trên 40 tuổi.
- Người bệnh hãy áp dụng đều đặn để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
4. Chữa tiểu đường bằng vỏ dưa hấu
Không chỉ là thức ăn bổ dưỡng cho sức khỏe của con người, quả dưa hấu còn được xem là vị thuốc trị tiểu đường rất tốt. Các nhà khoa học đã chứng minh, cứ 100g dưa hấu có 95,5% nước, 1,2% protit, 2,5% gluxit, 0,5% xenluloza, các muối khoáng canxi, photpho, sắt, các vitamin B1, B2, PP, C, carotene,…
Đặc biệt, dưa hấu còn có chứa nhiều thành phần axit folic. Đây là một yếu tố quan trọng cần thiết trong quá trình tạo máu. Chính vì vậy, bên cạnh việc ăn dưa hấu, người bệnh tiểu đường nên dùng vỏ dưa để nấu thành bài thuốc chữa bệnh rất tốt.
Cách thực hiện:
- Người bệnh dùng 30g vỏ dưa hấu, 30 g vỏ bí xanh rửa sạch và sắc lấy nước uống ba lần mỗi ngày.
- Thực hiện cách trị bệnh tiểu đường này liên tục trong vòng 1 tháng để cảm nhận hiệu quả mà phương pháp mang lại.
- Bệnh nhân nên thực hiện đều đặn mới đạt được kết quả như mong muốn.
5. Chữa tiểu đường bằng quả ổi
Lá ổi là một trong những nguyên liệu rất dễ tìm kiếm trong chính khu vườn của bạn. Từ xa xưa, lá ổi đã được nhiều người sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tiểu đường. Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh, cả quả ổi và lá ổi đều có tác dụng giảm lượng đường trong máu rất tốt.
Vì trong lá ổi có chứa các hợp chất flavonoid. Thành phần này có khả năng kiểm soát đường huyết trong máu, giảm nhanh các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt do bệnh tiểu đường gây ra. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng loại nguyên liệu này để cải thiện bệnh cho bản thân mình.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị các nguyên liệu: lá sa kê rụng, đậu bắp và lá ổi non, búp thì càng tốt.
- Đem ba loại nguyên liệu trên rửa sạch rồi cho vào nồi đất nấu với hai lít nước.
- Bạn nấu cho đến khi nước cô đọng lại còn khoảng 500ml thì chia ra để uống 3 lần trong ngày.
6. Chữa tiểu đường bằng đậu bắp
Theo các chuyên gia sức khỏe, đậu bắp có chứa nhiều chất nhầy, pectin, canxi và sắt. Đặc biệt với quả đậu bắp còn tươi có chứa các thành phần như thiamin, axit ascorbic,… Những chất này có công dụng giúp làm hạ đường huyết, nên có thể hỗ trợ và điều trị tiểu đường.
Ngoài ra, đậu bắp có chứa hàm lượng chất xơ cao, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các thành phần này giúp giảm cân, kiểm soát lượng đường huyết rất an toàn mà không gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, khi sử dụng đậu bắp thường xuyên còn giúp phòng bệnh cao huyết áp, ung thư ruột kết và nhồi máu cơ tim.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Quả đậu bắp tươi (500gr ), nước sạch (2 lít)
- Bạn đem đậu bắp rửa sạch và nấu với nước sao cho cô đặc còn 1 lít.
- Hãy uống nước sắc đậu bắp này trong vòng một ngày.
- Bạn áp dụng cách chữa bệnh tiểu đường này thường xuyên sẽ giảm được lượng đường trong máu và tránh nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
7. Chữa tiểu đường bằng khổ qua rừng
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, khổ qua rừng (mướp đắng) có tác dụng như insulin, giúp cơ thể tăng cường khả năng sản sinh insulin. Chính vì vậy, việc sử dụng khổ qua rừng thường xuyên sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Đồng thời, khổ qua rừng còn có tác dụng giải độc cơ thể và ổn định đường huyết cho bệnh nhân rất tốt.
Hiện tại có rất nhiều loại thực phẩm chức năng có thành phần là khổ qua rừng. Với đặc tính kiểm soát đường huyết hiệu quả, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng khổ qua rừng hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh cho bản thân mình. Đây là bài thuốc dân gian chữa tiểu đường hiệu quả nhất, mọi người nên áp dụng.
Cách thực hiện:
- Dùng cả dây, lá, rễ, quả khổ qua rừng đem rửa sạch và phơi khô.
- Sau đó, cho tất cả các loại nguyên liệu này vào trong ấm và sắc lấy nước uống.
- Bệnh nhân có thể dùng nước khổ qua rừng uống trong thời gian dài để điều trị tiểu đường tuýp 2.
- Bên cạnh đó, người bệnh có thể chế biến món ăn từ khổ qua để ổn định đường huyết mỗi ngày.
8. Chữa tiểu đường bằng hoa quỳnh trắng
Hoa Quỳnh trắng thường có thân nhỏ, không gai, cành dẹt giống như lá, phần giữa dày lên có một đường nổi rõ, mỏng dần về hai phía mép và ngọn. Hoa Quỳnh thường rất to, có màu trắng, mọc từ thân cành, hoa nở về đêm. Theo Đông y, hoa quỳnh có vị ngọt, tính bình, tác dụng tiêu viêm cầm máu, chữa ho có đờm, hen suyễn, chữa sỏi bàng quang, tiểu đường,…
Cách thực hiện:
- Bạn dùng hoa Quỳnh trắng nở về đêm hãm với nước nóng như pha trà dùng để uống.
- Dùng nước hoa Quỳnh trắng thường xuyên, kết hợp với thuốc uống chữa bệnh tiểu đường để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
- Với phương pháp này, người bệnh tiểu đường nên thực hiện kiên trì để có thể dễ dàng cải thiện bệnh tình của mình.
Những bài thuốc chữa tiểu đường từ dân gian vừa hướng dẫn ở trên có thể làm giảm áp lực đường huyết trong máu, không gây tác dụng phụ, an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, các phương pháp này không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, mà chỉ giảm phần nào đó triệu chứng bệnh. Chính vì thế, nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu bệnh tiểu đường thì cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?
Đối với người bệnh tiểu đường, thực phẩm có chứa nhiều đường và khó tiêu là “kẻ thù số 1”. Dùng các thực phẩm này sẽ làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Những thực phẩm bạn cần tránh xa gồm:
- Các loại thực phẩm ngọt: bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có ga, các loại đồ ngọt nhân tạo, v.v.
- Tinh bột: cơ, phở, bún, v.v.
- Đồ ăn có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol: thịt mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
- Sữa
- Trái cây sấy khô
- Rượu, bia và đồ uống có cồn.
Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Những loại thực phẩm bạn có thể thoải mái ăn mà không lo ảnh hưởng đến bệnh như:
- Các loại trái cây ít đường: táo, bưởi, ổi, cam quýt,…
- Thịt nạc, đặc biệt là thịt bò.
- Cá
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Hệ thống phân loại mới để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
- Tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thế nào?
- 5 bài tập hiệu quả cho người bị bệnh tiểu đường
0 nhận xét:
Đăng nhận xét