Nguyên nhân bệnh sỏi thận và cách phòng tránh hiệu quả

Nguyên nhân bệnh sỏi thận thường gặp đó là: chế độ ăn uống không hợp lý, uống ít nước, ăn mặn, ăn nhiều thịt, không bổ sung đủ thực phẩm chứa canxi. Biết được nguyên nhân gây bệnh sỏi thận giúp người bệnh có cách điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân bệnh sỏi thận thường gặp

Bệnh sỏi thận là bệnh về đường tiết niệu thường gặp với tỉ lệ người mắc ngày càng cao. Bệnh sỏi thận là căn bệnh do các chất có trong nước tiểu như: muối oxalate, canxi không được hòa tan lâu ngày sẽ tích tụ, lắng đọng tạo kết tủa thành sỏi trong thận.



Bệnh sỏi thận do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây bệnh sỏi thận đó là:

Nguyên nhân bệnh sỏi thận do thói quen ăn uống

Uống ít nước

Nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi thận đó là thói quen uống ít nước. Uống ít nước sẽ khiến cho hệ tiết niệu hoạt động không hết công suất, lượng nước tiểu lưu cữu trở nên đậm đặc. Uống ít nước khiến các chất trong nước tiểu không được hòa tan dẫn đến tình trạng tích tụ tạo thành sỏi thận. Mỗi ngày, người bệnh nên uống từ 2-3 lít nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể, phòng tránh bệnh sỏi thận.


Thiếu canxi

Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc về nguyên nhân gây ra bệnh này. Nguyên nhân chính gây bệnh sỏi thận là do thừa lượng canxi trong nước tiểu, từ đó tích tụ tạo thành sỏi. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho biết, những người không cung cấp đủ canxi cho cơ thể thường bị mắc bệnh sỏi thận cao hơn so với những người có chế độ canxi hợp lý.  Khi không cung cấp đủ lượng canxi cho cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng oxalate kết hợp với canxi trong đường tiêu hóa và canxi trong nước tiểu tạo sỏi.

Ăn mặn

Những người ăn mặc nhiều muối thường có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao. Chế độ ăn mặn sẽ khiến thận phải làm việc hết khả năng, không tốt cho thận. Lượng muối nhiều trong nước tiểu là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sỏi thận.

Ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều protein

Những người ăn quá nhiều thực phẩm chứ nhiều protein như: thịt gà, thịt bò, thịt trâu có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn. Chế độ ăn uống nhiều protein sẽ khiến lượng oxalat trong nước tiểu tăng lên, là nguyên nhân hình thành sỏi trong thận.



Ngoài ra, việc ăn quá nhiều thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn, sử dụng quá nhiều chất kích thích cũng là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận do thói quen lười vận động

Những người lười vận động sẽ khiến lượng canxi bài tiết vào nước tiểu ngày càng tăng lên, từ đó gây ra sỏi thận hoặc sỏi tiết niệu. Vì vậy, để hạn chế nguyên nhân gây bệnh sỏi thận, người bệnh nên thường xuyên tập thể dục như: chạy bộ, bơi,…

Nguyên nhân khác gây bệnh sỏi thận

Ngoài những nguyên nhân gây bệnh sỏi thận trên, người bệnh có thể bị mắc bệnh sỏi thận do những trường hợp sau:

Đường tiết niệu bị dị dạng khiến các chất trong nước tiểu tích tụ tạo sỏi.
Người mắc các bệnh về đường tiết niệu như: u xơ tuyến tiền liệt khiến nước tiểu đọng lại, lâu ngày tạo ra sỏi thận.

Nữ giới mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, vi khuẩn có thể lây lan sang đường niệu gây mủ, những chất có trong nước tiểu bị chặn lại, lâu ngày tạo sỏi.

Người mắc bệnh viêm đường ruột, đặc biệt là viêm loét đại tràng có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn những người khác. Những người bị bệnh đường ruột sẽ rất dễ bị mất nước, từ đó khiến cơ thể bị thiếu nước. Thiếu nước chính là nguyên nhân dẫn đến hình thành sỏi thận.

Cách phòng tránh bệnh sỏi thận hiệu quả

Để phòng tránh bệnh sỏi thận hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng những cách sau:

Uống đủ nước

Uống nhiều nước là cách phòng tránh bệnh sỏi thận hiệu quả nhất. Mỗi ngày, người bệnh nên uống khoảng 2-3 lít nước giúp cung cấp đủ nước cho các bộ phận trong cơ thể. Nước sẽ giúp hòa tan các chất có trong nước tiểu và đẩy chúng ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu.

Có chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị và phòng tránh bệnh sỏi thận. 

Người bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, những thực phẩm làm tăng nguyên nhân gây sỏi thận như: muối, thịt động vật, thực phẩm đóng hộp, trà đặc, cà phê, chocolate, bột cám, ngũ cốc …. Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung đầy đủ hàm lượng canxi cho cơ thể thông qua những thực phẩm chứa nhiều canxi như: sữa tươi, sữa chua.

Tập thể dục thường xuyên, bảo vệ sức khỏe


Thường xuyên kiểm tra sức khỏe
Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên sẽ giúp sớm chuẩn đoán bệnh và từ đó có thể lựa chọn phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.


Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét