Bệnh sỏi thận... là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.
Bạn có thể xem thêm:
Bệnh sỏi thận do đâu?
- Do lắng đọng: Nguyên nhân này thường xảy ra ở những người phải lao động nặng nhọc nhưng lại uống không đủ nước, khi thì lại uống quá nhiều.- Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều một loại thực phẩm, ăn nhiều thịt, ít rau hoặc ngược lại.
- Thói quen ăn mặn kéo dài
- Bị dị dạng đường tiểu khiến nước tiểu không thoát ra hết, lâu ngày tích trữ lại tạo thành sỏi.
- Người bệnh bị u xơ tiền liệt tuyến: u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.
- Nhiễm trùng bộ phận sinh dục thường gặp chủ yếu ở nữ giới, khi không vệ sinh sạch sẽ, vi trùng dễ xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ, lắng đọng các chất bài tiết từ đó hình thành sỏi.
- Do có dị vật trong bàng quang: Trường hợp này hiếm khi gặp
Triệu chứng của bệnh sỏi thận
- Đau: Đau dữ dội thường từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, có thể lan ra cả hông, lưng. Những cơn đau âm ỉ thường gặp ở những trường hợp sỏi vừa nhưng nằm ở vị trí bể thận.- Tiểu ra máu: Là biến chứng thường gặp của bệnh sỏi thận khi sỏi di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm tiểu máu.
- Tiểu buốt, tiểu rắt: Đây là triệu chứng phổ biến nhất ở người bệnh sỏi thận.
- Sốt cao, nôn: Là triệu chứng khi bệnh đã khá nặng, dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.
Sỏi thận có nguy hiểm đến tính mạng không?
Sỏi thận có nguy hiểm đến tính mạng không luôn là băn khoăn của người bệnh. Nếu người bệnh phát hiện khi sỏi còn nhỏ và có biện pháp chữa trị kịp thời thì căn bệnh này không gây nguy hại đến tính mạng.Nhưng ngược lại nếu sỏi thận kích thước càng lớn sẽ càng gây nguy hiểm cho người bệnh với những biến chứng như:
Tắc đường tiết niệu
Sỏi thường bắt nguồn ở đài thận, bể thận hoặc bàng quang nhưng chúng thường di chuyển dọc theo dòng chảy của nước tiểu, do đó dễ xảy ra tình rạng sỏi bị rơi vào niệu quản gây ra tắc nghẽn đường thông của nước tiểu dẫn đến hiện tượng ứ nước ở niệu quản và thận. Nếu không xử lý kịp thời chức năng của thận sẽ nhanh chóng bị suy giảm.Nhiễm trùng đường tiết niệu
Khi bị sỏi thận quá lâu, cơ thể sẽ dễ xuất hiện những triệu chứng như tiểu ra mủ, sốt thường xuyên đó là do thể thận bị nhiễm trùng cần chữa trị kịp thời tránh để thận bị ứ mủ, hóa mủ gây khó khăn khi điều trị.Chất cặn bã khi không được đào ra ngoài mà tích tụ dần trọng thận sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển trong đường tiết niệu.
Suy thận mãn tính
Nếu những viên sỏi làm tắc đường tiểu của 2 quả thận cùng 1 lúc, người bệnh sẽ bị mất tiểu hoàn toàn, và nếu tình trạng này kéo dài liên tiếp, người bệnh có thể bị tử vong.Khi thận bị ứ nước, nhiễm trùng lâu ngày, mô thận dần bị hủy hoại cho đến khi mất đi khoảng 50% người bệnh vẫn có thể sẽ sống bình thường nhưng nếu mất tới 75% số đơn vị thận, sẽ dẫn đến tình trạng suy thận.
Và khi bị suy thận sẽ không thể nào chữa khỏi được, để duy trì sự sống, người bệnh sẽ phải chạy thận vô cùng tốn kém, mà sức khỏe sẽ ngày một sa sút.
Vỡ thận
Dù biến chứng này hiếm khi xảy ra tuy nhiên không phải là không xuất hiện. Vỡ thận xảy ra khi thận bị ứ quá nhiều nước trong khi vách thận của người bệnh mỏng.Khi các đài thận bị căng trướng nước tiểu, tạo ra áp lực lớn tác động trực tiếp vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận, đường tiểu viêm nhiễm nặng thậm chỉ còn gây hoại tử đường tiểu, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Giờ thì bạn có thể tự mình trả lời xem sỏi thận có nguy hiểm đến tính mạng không rồi? Do đó hãy tự biết cách bảo vệ mình trước căn bệnh này và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện bệnh nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét