Bệnh suy thận có nguy hiểm không?

Suy thận có nguy hiểm không? Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh suy thận là gì? Cách chữa bệnh suy thận như thế nào? Đó là những câu hỏi cần giải đáp của rất nhiều người.

Suy thận là bệnh xảy ra khi chức năng thận bị suy giảm dưới mức bình thường. Khi thận bị suy yếu, chức năng lọc và loại bỏ các chất độc hại, chất cặn bã trong cơ thể bị suy giảm từ đó thận không đảm bảo đủ các nhiệm vụ chính của mình, từ đó gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể.

Bị suy thận có nguy hiểm không?

Thận là bộ phận có vai trò quan trọng trong trong cơ thể. Thận có hình dạng hạt đậu, có chiều dài 12 cm, rộng 6cm, dày 3cm, nặng khoảng 150g.



Thận có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu, có tác dụng lọc máu, loại bỏ chất cặn bã ra khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu. Không những thế, thận còn giúp cân bằng điện giải, điều hòa áp suất, chuyển hóa trong cơ thể. Mỗi người có hai thận, đó là thận âm và thận dương. Hai thận này có mối liên hệ trực tiếp và mật thiết với nhau giúp thực hiện các chức năng của thận.

Do đó, một khi thận bị suy yếu, khả năng thanh lọc và đào thải của thận bị suy giảm. Suy thận sẽ khiến các chất độc tích tụ trong cơ thể làm rối loạn chức năng tuần hoàn, rối loạn điện giải, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh suy thận nếu được phát hiện sớm và điều trị sớm thì chức năng của thận sẽ được cải thiện và phục hồi.

Tuy nhiên, nếu bệnh suy thận bị phát hiện muộn khi bệnh chuyển sang giai đoạn nguy hiểm hơn thì việc điều trị sẽ khó khăn khăn hơn và có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm với sức khỏe như: hư thận, suy tim, thậm chí có thể gây ra tử vong.

Do đó, bị suy thận có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình phát hiện và điều trị bệnh.

Biểu hiện của bệnh suy thận thường gặp

Bệnh suy thận thường phát triển âm thầm và không có triệu chứng ban đầu. Do đó, người bệnh thường khó phát hiện ra bệnh, chỉ khi bệnh chuyển sang giai đoạn nguy hiểm hơn mới có triệu chứng cụ thể.
Dưới đây là một số biểu hiện của bện suy thận thường gặp đó là:



  • Đi tiểu đêm nhiều lần, tiểu buốt, đi tiểu ra máu, nước tiểu thường có bọt, bọt lâu tan.
  • Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
  • Sưng, phù.
  • Chức năng sinh lý giảm, ở nam thường bị mộng tinh, xuất tinh sớm.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Rùng mình, ớn lạnh.
  • Đau mạn sườn, đau lưng


Nguyên nhân gây suy thận

Bệnh suy thận thường bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính đó là viêm cầu thận và cao huyết áp. Viêm cầu thận và cao huyết áp khiến áp lực lên thành cầu thận tăng cao, từ đó khiến thận bị ảnh hưởng gây suy thận. Ngoài ra, người bị tiểu đường, người bị bệnh về đường tiết niệu cũng dễ bị suy thận.
Ngoài ra, bệnh suy thận cũng có nguyên nhân từ thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng không khoa học như:
- Ăn mặn, ăn nhiều muối.
- Uống nhiều bia rượu, các chất kích thích, nước ngọt có ga khiến nồng độ pH trong cơ thể thay đổi.
- Uống ít nước.
- Nhịn tiểu thường xuyên
- Uống nhiều thuốc giảm đau kéo dài

Bệnh suy thận có thể chữa khỏi?

Bệnh suy thận nếu được phát hiện sớm có thể chữa trị khỏi, chức năng thận được phục hồi 95%. Tuy nhiên, bệnh này nếu để lâu hoặc phát hiện muộn việc điều trị bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Bệnh sẽ không thể chữa khỏi hoàn toàn, việc điều trị chỉ làm giảm biến chứng của bệnh, ngăn cản quá trình phát triển của bệnh. Do đó, việc phát hiện và điều trị bệnh sớm là điều cực kỳ quan trọng.

Ngoài ra, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thói quen sinh hoạt hợp lý giúp phòng tránh, đẩy lùi bệnh hiệu quả bằng cách:

  • Hạn chế ăn muối, thực phẩm chứa chất béo, đạm, cholesterol.
  • Kiêng uống bia rượu và các chất kích thích.
  • Tích cực bổ sung rau xanh và hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Bổ sung thực phẩm chứa ít đạm trong thực đơn hàng ngày.
  • Uống nhiều nước.
  • Tập thể dục thường xuyên, rèn luyện sức khỏe.
  • Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, đi ngủ sớm.


Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét