Những dấu hiệu nhận biết suy thận bạn nên cẩn trọng nếu gặp

Rất nhiều người mắc suy thận nhưng không hay biết, đến khi bệnh nặng mới phát hiện ra thì đã quá muộn. Vậy những dấu hiệu nhận biết suy thận nào?

Bạn đọc có thể quan tâm: Bệnh suy thận có nguy hiểm không?

Cảnh báo suy thận và mức độ nguy hiểm của bệnh

Suy thận chính là tình trạng các chức năng của thận bị suy giảm tùy theo từng giai đoạn bệnh thậm chí là mất hoàn toàn chức năng nếu bệnh đã phát triển sang giai đoạn cuối cùng, nếu không được điều trị kịp thời người bệnh có thể sẽ bị tử vong.

Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm với số lượng người bệnh không ngừng tăng lên mỗi ngày. Tại Việt Nam có khoảng 7% dân số mắc bệnh suy thận, trong đó có tới hơn 26.000 ca đã bước vào giai đoạn cuối và chỉ khoảng  20% số ca được điều trị bằng phương pháp chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng hoặc ghép thận bởi chi phí điều trị bệnh rất đắt đỏ không phải bệnh nhân nào cũng đủ điều kiện chi trả.

Suy thận là căn bệnh mà nhiều người gặp phải tại Việt nam
Theo số liệu báo cáo của trung tâm chăm sóc sức khỏe thận NHS, trung bình mỗi năm có khoảng 40,000 -  45,000 trường hợp tử vong do căn bệnh suy thận mãn tính. Đây thực sự là con số đáng báo động. Tuy nhiên nếu phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu vẫn có thể điều trị thành công.

Người bệnh có thể căn cứ vào những dấu hiệu nhận biết suy thận dưới đây và đi kiểm tra ngay khi thấy triệu chứng bất thường đó.

Những dấu hiệu nhận biết suy thận cần lưu ý

Khi mắc suy thận đặc biệt là giai đoạn đầu những biểu hiện của bệnh không được rõ ràng. Người bệnh cần phải để ý đến những thay đổi nhỏ trong cơ thể nếu thấy bất thường cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.



Dưới đây là 6 dấu hiệu nhận biết suy thận mà mọi người cần lưu ý:

1. Thay đổi khi đi tiểu 

Những bất thường khi đi tiểu là dấu hiệu nhận biết suy thận phổ biến thường gặp bởi thận là cơ quan bài tiết của cơ thể, các chất thải, chất độc được thải ra ngoài qua đường nước tiểu, nhưng khi thận bị tổn thương đường tiểu sẽ gặp khó khăn. Cụ thể như:
Đi tiểu nhiều, đặc biệt là tiểu vào ban đêm
Nước tiểu có thể sủi bọt hoặc bong bóng
Đau rát khi đi tiểu
Người bệnh cảm thấy căng tức khi đi tiểu
Nước tiểu có mùi hôi, có thể lẫn máu trong nước tiểu…

2. Sưng, phù tay chân

Khi chức năng thận bị suy giảm, chất độc trong cơ thể không được bài tiết ra ngoài mà tích tụ dần từ đó chúng tụ lại ở các bộ phận khác trong cơ thể đặc biệt là tứ chi gây ra hiện tượng sưng phù.

Ngoài sưng ở chân tay nhất là phần cổ chân, bàn chân, mặt bị phù, sưng tấy đỏ cũng là dấu hiệu nhận biết suy thận mà mọi người cần lưu ý.

3. Ngứa, phát ban

Biểu hiện của suy thận trên da thường thấy đó là nổi mụn nhọt, phát ban, ngứa ngáy khó chịu do thận bị tổn thương, chất thải tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm nhiễm , nặng hơn người bệnh sẽ cảm thấy bị ngứa, dị ứng.

4. Cơ thể mệt mỏi 

Bình thường khi thận hoạt động sẽ tạo ra lượng Hormone Erythropoietin, thông báo cho cơ thể để tạo ra tế bào hồng cầu mang oxy. Nhưng khi thận hư, lượng Hormone này giảm dần, cơ thể ít tế bào hồng cầu mang oxy từ đó dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, đầu óc đau nhức, hoa mắt, chóng mặt,  kém tập trung, kèm theo buồn nôn…

5. Đau lưng, cạnh sườn 


Một trong những dấu hiệu nhận biết suy thận đó là hiện tượng thường xuyên xuất hiện những cơn đau lưng, cạnh sườn sát với thận thậm chí có thể bị đau ở vùng chân. Tuy những biểu hiện này có thể dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác nhưng nếu thấy xuất hiện những cơn đau thường xuyên như thế, bạn cần phải cảnh giác và đi kiểm tra sớm.

6. Hơi thở có mùi

Thận suy sẽ ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể trong đó có vị giác. Người bệnh không những có cảm giác chán ăn, người mệt mỏi mà đôi khi sẽ thấy đắng miệng và hơi thể có mùi khó chịu.

Những dấu hiệu nhận biết suy thận trên tuy không thể hoàn toàn khẳng định bạn có mắc bệnh suy thận không nhưng đó sẽ là hồi chuông cảnh báo đối với mọi người. Để đảm bảo an toàn khi thấy xuất hiện những biểu hiện đó bạn đọc hãy đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán sớm.


Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét