Bệnh suy thận mãn có chữa được không?

Bệnh suy thận mãn có chữa được không chắc hẳn đang là thắc mắc và nỗi lo của rất nhiều người. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bệnh suy thận mãn nguy hiểm như thế nào, có chữa triệt để được không và các phương pháp điều trị của căn bệnh nguy hiểm này nhé.

Bạn đọc khám phá:


1/ Bệnh suy thận mãn là gì? Bệnh suy thận mãn có chữa được không?

Suy thận mãn là bệnh lý mà các tế bào cấu trúc thận bị tổn thương trong thời gian dài, các tổn thương này thường là do các bệnh mãn tính khác gây nên, khiến thận bị suy giảm chức năng. Tùy mào mức độ suy giảm chức năng của thận mà bệnh suy thận mãn tính được chia thành 5 cấp độ nặng nhẹ khác nhau và ở mỗi cấp độ suy thận sẽ có nhưng phương pháp điều trị phù hợp riêng.



Ở bệnh nhân suy thận mạn, chức năng thận bị suy giảm sẽ không còn khả năng phục hồi nữa. Vậy nên, câu trả lời cho câu hỏi bệnh suy thận mãn có chữa được không là: không thể điều trị bệnh dứt điểm bệnh suy thận mãn được.

Tuy nhiên, các phương pháp điều trị có thể điều trị bảo tồn, làm chậm lại quá trình phát triển của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác hoặc điều trị thay thế thận, phụ thuộc vào mức độ suy giảm chức năng của thận.

2/ Phân loại bệnh suy thận mãn

Tùy vào lượng tế bào cấu trúc thận bị tổn thương, mất đi chức năng mà bệnh suy thận mãn được chia thành 5 cấp độ nặng nhẹ khác nhau.



Suy thận mãn cấp 1 là khi mức lọc cầu thận giảm xuống còn 60 – 40 ml/phút, nồng độ creatinin máu dưới 130 µmol/l. Ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể điều trị theo hướng bảo tồn. Chức năng của thận suy giảm khoảng 25%, gần như chưa có biểu hiện rõ ràng nào.

Suy thận mãn cấp 2 là khi mức lọc cầu thận lầ 40 – 20 ml/phút, nồng độ creatinin máu là 130 – 300 µmol/l. Ở giai đoạn này, bệnh nhân vẫn có thể điều trị theo hướng bảo tồn. Các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn cấp độ 1 nhưng vẫn chưa rõ ràng.

Suy thận mãn cấp 3 là khi mức lọc cầu thận là 20 – 10 ml/phút, nồng độ creatinin máu từ 300 – 500 µmol/l. Thận suy giảm khoảng 75% chức năng, đã xuất hiện 1 số triệu chứng rõ rệt như: nôn, sung phù, chuột rút, đau đầu, sụt cân,… Ở suy thận độ 3, bệnh nhân cần kết hợp điều trị bảo tồn và điều trị thay thế thận.

Suy thận mãn cấp độ 4 là khi mức lọc cầu thận chỉ còn 10 – 5 ml/phút, nồng độ creatinin máu từ 500 – 900 µmol/l. Các triệu chứng đã xuất hiện nhiều và rõ ràng hơn cấp độ 3. Lúc này, bệnh nhân cũng buộc phải sử dụng các biện pháp điều trị thay thế thận. Nếu không điều trị cẩn thận, bệnh rất dễ phát triển lên giai đoạn cuối.

Suy thận mãn cấp độ 5 là khi mức lọc cầu thận còn dưới 5 ml/phút, nồng độ creatinin máu trên 900 µmol/l. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Thận đã mất tới 90% chức năng của nó.

Bệnh nhân bộc lộ đầy đủ các triệu chứng của bệnh suy thận và bệnh có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm khác như suy tim, xơ vữa động mạch,..., thậm chí dẫn đến tử vong. Người bệnh bắt buộc phải điều trị thay thế thận để duy trì sự sống.

3/ Các phương pháp điều trị bệnh suy thận mãn

Tuy câu trả lời cho câu hỏi bệnh suy thận mãn có chữa được không là không nhưng có thể áp chế bệnh bằng một số phương pháp sau:

Điều trị bảo tồn

Việc điều trị bảo tồn suy thận cần phải thực hiện các yêu cầu sau:
-          Xây dựng một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý: uống vừa đủ nước hàng ngày, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, giảm lượng chất béo giàu cholesterol, giảm đường và muối, tránh xa chất kích thích, tăng cường ăn rau quả tươi và các thực phẩm tốt cho thận như: ớt chuông, cà chua, dứa, rau cải, rau ngổ, mùi tàu, đu đủ,…, rèn luyện thể dục thể thao điều độ, nghỉ ngơi đầy đủ,…
-          Sử dụng các bài thuốc nam lành tính, hỗ trợ chức năng của thận, ngăn ngừa bệnh phát triển.
-          Phòng ngừa và điều trị nguyên nhân gây suy thận, thường là các bệnh mãn tính như tiểu đường, sỏi thận, cao huyết áp,….
-          Điều trị các triệu chứng và biến chứng của suy thận
Phương pháp điều trị bảo tồn chỉ có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển và phát sinh các biến chứng nguy hiểm khác mà không có khả năng khôi phục chức năng của thận, chỉ có thể áp dụng cho các trường hợp suy thận cấp độ nhẹ.

Phương pháp lọc máu

Nguyên tắc của phương pháp lọc máu đó là thay thế thận thực hiện chức năng đào thải chất độc và nước dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp cân bằng nội môi và huyết áp. Có 2 phương pháp lọc máu đang được sử dụng để điều trị suy thận mãn từ cấp độ 3 trở lên đó là chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc.
-          Thẩm phân phúc mạc là phương pháp loại bỏ các chất thải và nước dư thừa, đưa đường và khoáng chất đã hòa tan trong nước vào cơ thể qua 1 ống mềm được đưa vào khoang bụng của bệnh nhân.
-          Chạy thận nhân tạo là phương pháp đưa máu đến máy thẩm tách để lọc bỏ chất thải và nước dư thừa, sau đó đưa máu đã lọc trở lại cơ thể, dưới việc kiểm soát chặt chẽ huyết áp và cân bằng nội môi. Phương pháp này có thể gây nên các tác dụng phụ như chuột rút, tăng giảm huyết áp,…
Các phương pháp lọc máu này cần phải diễn ra khá thường xuyên và liên tục trong suốt cuộc đời của bệnh nhân.

Phương pháp ghép thận

Phương pháp này đòi hỏi chi phí rất lớn, phải tìm được thận tương thích và bác sĩ phẫu thuật phải có kĩ thuật cao. Sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn phải dùng thuốc lien tục để ngăn chặn hệ miễn dịch của cơ thể tự đào thải thận mới.

Phương pháp tế bào gốc

Đây được kì vọng là bước ngặt mới trong điều trị suy thận. Tuy nhiên phương pháp này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng.

Hi vọng những thong tin trên đây đã giúp các bạn có thể giải đáp được thắc mắc bệnh suy thận mãn có chữa được không. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe thật tốt.

Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét